Máy đo độ bền chà xát vải
- Model: CM-1
-
Hãng Sản Xuất:
Schroder,
- Bảo hành: 12 Tháng
- Xuất xứ: Hongkong
- Giá: Liên hệ
- Danh Mục: Thiết bị thí nghiệm dệt may, Schroder,
Báo Giá
Thông tin sản phẩm
Máy kiểm tra độ bền chà xát model CM-1 được sử dụng để xác định độ bền màu của vải, dệt may, dầy da, PVC khi ma sát khô hoặc ướt theo tiêu chuẩn ISO và AATCC , tiêu chuẩn việt nam.
Máy đáp ứng các tiêu chuẩn AATCC 8; 165 hoặc ISO 105-X12 1 ; ISO 105-D02 ; JIS L0849 Type 1; JIS K6328, L0815 ; GB/T 3920, DIN 54021…
Máy được thiết kế với đường kính mẫu chụp là 9mm, tải 9 Newton hướng xuống, và giá đỡ mẫu bằng kim loại.Thêm vào đó là tay quay và bộ đếm bằng cơ.
Để thực hiện được phép thử đo độ mài mòn ma sát, chà xát vải ngoài máy mài mòn cần thêm các thiết bị,dụng cụ sau
1. Vải thử Crocking/Rubbing được sử dụng để so sánh sự chuyển màu sau khi chà xát trên mẫu thử màu bằng crockmeter. Do đó, vải thử này là phương tiện chính để kiểm soát kết quả nhất quán và chính xác trong các thử nghiệm đó.
– Testfabrics #AAT-Crock2, Vải thử AATCC Crockmeter (cắt 2″x2″), 1000 chiếc/hộp
– Vải chà xát SDC cotton SDCE #1323, ISO 105/F09 (cắt với kích thước 5x5cm), 500 chiếc/hộp
2. Thước xám. Thước phân loại 9 cấp độ từ 5 đến 1 (có nửa bước) để đánh giá sự khác biệt về màu sắc của vải crocking sau khi thử mài mòn (crocking) khô và ướt.
– Thước xám AATCC để kiểm tra mài mòn mực in.
– Thước xám ISO để đánh giá sự nhuộm màu.
3. Tủ so màu – kèm bàn nghiêng 45 độ để quan sát mẫu.
Tủ so màu sẽ tạo nguồn sáng chuẩn ( thường là D65 – ánh sáng ban ngày để bộ phận QA-QC hoặc KCS kiểm tra đánh giá mẫu vải sau khi chà sát.
Có thể sử dụng tủ so màu hãng : Xrite ( tủ so màu SpectraLight QC hoặc Tủ so màu Judge QC), Tủ so màu Verivide, Tủ so màu Tilo ( giá rẻ),…
Tham khảo Hướng dẫn sử dụng máy đo chà xát vải