Máy đo lực kéo đứt
Máy đo lực kéo đứt (hay còn gọi là máy đo độ bền kéo đa năng– Tensile strength Tester) là thiết bị được sử dụng để đo lực tác động khi kéo dãn một vật liệu, nhằm đánh giá độ bền và khả năng chịu lực của vật liệu đó. Máy có thể đo được nhiều yếu tố quan trọng của vật liệu, bao gồm lực kéo đứt, độ giãn dài, và mô-đun đàn hồi, độ nén, độ bóc tách, đàn hồi, đo độ bền uốn…. Máy đo lực kéo đứt là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo rằng các vật liệu và sản phẩm có thể đáp ứng được yêu cầu về độ bền và an toàn trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như: trong nghành dệt may, giấy, bao bì,nhựa, thực phẩm, dược phẩm, điện tử, ô tô, sắt thép, linh kiện máy móc,….
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy đo lực kéo
– Kẹp mẫu: Máy được trang bị hai kẹp để giữ mẫu vật liệu ở hai đầu khi thử nghiệm. Các kẹp này có thể là kẹp phẳng hoặc kẹp vuông tùy thuộc vào loại vật liệu cần thử nghiệm.
– Hệ thống truyền động: Thường là động cơ điện hoặc thủy lực kéo dãn mẫu vật liệu theo một tốc độ nhất định, với lực kéo được điều khiển và đo đạc chính xác. Có thể sử dụng động cơ Servo hoặc DC.
– Cảm biến lực: Cảm biến này ghi lại lực kéo tác động lên mẫu trong suốt quá trình thử nghiệm. Các cảm biến này có thể là cảm biến biến dạng (strain gauge) hoặc cảm biến tải trọng (load cell). Tùy vào mẫu khách hàng có thể lựa chọn Loadcell tương ứng từ: 10 N ; 20N , 100N, 1000N, 2000N, 5000N, 10000N, 20000N, 50000N, 100000N…
– Hệ thống điều khiển và hiển thị: Máy đo lực kéo thường được kết nối với một hệ thống điều khiển, cho phép điều chỉnh tốc độ kéo và ghi lại dữ liệu thử nghiệm. Thông qua màn hình hoặc phần mềm máy tính, kết quả thử nghiệm có thể được hiển thị dưới dạng biểu đồ lực – độ giãn dài, giúp người dùng phân tích dữ liệu.
– Máy đo lực kéo đứt được chia làm 2 loại :
+ Máy đo lực kéo 1 trục : Dùng cho các mẫu kéo có lực kéo nhỏ đa phần dưới 5000 Newton như ( đo bền kéo đứt vải,giấy, dược phẩm,mỹ phẩm, bao bì….)
+ Máy đo lực kéo 2 trục: Dùng cho mẫu thử độ bền kéo trên 5000N , như đo bền kéo mẫu sắt thép, kết cấu vật liệu nhựa, ống nhựa,…
Các loại thử nghiệm với máy đo lực kéo:
– Đo lực kéo đứt: Xác định lực tối đa mà vật liệu có thể chịu được trước khi bị đứt.
– Đo lực kéo căng: Đo độ giãn dài của vật liệu khi chịu lực kéo, giúp đánh giá tính đàn hồi và độ bền của vật liệu.
– Đo độ bền kéo: Đo lực cần thiết để kéo dãn vật liệu cho đến khi bị đứt hoặc biến dạng.
– Đo độ bền uốn : Đo uốn 2 điểm, 3 điểm
– Đo độ bóc tách (Pelling test): Kiểm tra lực cần thiết để bóc , tách 1 vật liệu ra ( thường dùng kiểm tra băng dính hoặc mẫu gắn keo)
Các ứng dụng của máy đo lực kéo:
– Ngành công nghiệp vật liệu: Kiểm tra các tính chất cơ học của vật liệu như sợi, kim loại, sắt thép, nhựa, vải, và cao su.
– Ngành dệt may: Kiểm tra độ bền kéo đứt, giãn dài của vải, sợi, dây thừng, dây cáp.
– Ngành sản xuất: Kiểm tra các chi tiết và linh kiện trong ngành ô tô, hàng không, xây dựng, và điện tử, mối nối pin, cellpin…
– Nghiên cứu và phát triển: Đánh giá hiệu suất vật liệu trong các điều kiện khác nhau.
Lợi ích của máy đo lực kéo:
– Cung cấp dữ liệu chính xác về đặc tính cơ học của vật liệu.
– Hỗ trợ trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm.
– Giúp nghiên cứu và phát triển vật liệu mới với độ bền cao hơn.
Hiện tại, chúng tôi đang phân phối các máy đo lực kéo đứt đa năng của các hãng như: Cometech Taiwan, Instron, Tiditech, Pnshar, Labthink,… Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá thiết bị phù hợp yêu cầu khách hàng.